21/09/2016 - 19:24

Nghiên cứu tăng tuổi nghỉ hưu của phụ nữ lên 58, nam giới lên 62

Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân cho biết Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang nghiên cứu về việc tăng tuổi nghỉ hưu trong lần sửa đổi Bộ Luật Lao động trình Quốc hội trong năm 2017.

Chi trả lương hưu. (Ảnh minh họa: Minh Quyết/TTXVN)

Tuổi nghỉ hưu của nữ sẽ tăng lên 58 và nam giới tăng lên 62 đã từng được đề xuất trong lần sửa Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 là một trong những phương án sẽ được nghiên cứu để đề xuất.

Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo tổng kết 3 năm thi hành Bộ Luật Lao động năm 2012 do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức ngày 21/9 tại Hà Nội.

Thứ trưởng Phạm Minh Huân nhận định, Việt Nam đang ở trong giai đoạn đặc thù giữa quá trình già hóa và quá trình dân số vàng đan xen nhau. Vì vậy, vấn đề tận dụng nguồn nhân lực, đảm bảo việc làm và vấn đề an toàn về quỹ bảo hiểm xã hội là ba trục song song với nhau. Trong lần sửa Luật lao động lần này, ban soạn thảo sẽ tính toán nghiên cứu lộ trình điều chỉnh dần tuổi nghỉ hưu để trình Quốc hội.

Hé lộ thêm về các phương án tăng tuổi nghỉ hưu, Thứ trưởng Phạm Minh Huân cho biết không chỉ có phương án tăng tuổi nghỉ hưu của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 mà sẽ cập nhật xem xét các phương án khác, trong đó có phương án điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu đảm bảo bình đẳng giữa nam và nữ là 60 tuổi.

“Phương án tăng tuổi nghỉ hưu nam lên 62 tuổi, nữ lên 58 tuổi là một trong những phương án. Tuy nhiên việc tăng tuổi nghỉ hưu cũng sẽ cần phân ra các ngành nghề, đối với các ngành nặng nhọc độc hại thì không kéo dài tuổi nghỉ hưu,” Thứ trưởng Phạm Minh Huân nói.

Về việc tăng tuổi nghỉ hưu đã hai lần được trình ra quốc hội nhưng không được thông qua, Thứ trưởng Phạm Minh Huân cho rằng câu chuyện tăng tuổi nghỉ hưu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị trường việc làm nên để tránh tác động quá lớn sẽ tăng dần theo lộ trình, có thể một năm tăng 3-4 tháng hoặc 3-4 năm thậm chí 5 năm mới tăng thêm 1 tuổi.

Dự kiến, dự thảo sửa đổi, bổ sung Bộ Luật lao động năm 2012 lần thứ nhất sẽ chính thức công bố để lấy ý kiến vào 31/10. Dự thảo sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 3, tháng 5/2017 và thông qua tại kỳ họp thứ 4 vào tháng 10/2017.

Hiện nay, Điều 187 Bộ luật Lao động 2012 quy định người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.

Người lao động có thể được nghỉ sớm hơn tuổi lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thuộc danh mục do Chính phủ quy định có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn.

Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 5 năm so với quy định./.

TTXVN

 

Chia sẻ bài viết
  • Theo tôi, cần nghiên cứu rõ có bao nhiêu lao động phải đóng BHXH hiện nay, số không được đóng BHXH? Hiện nay, nhiều công ty không đóng BHXH cho những đối tượng hợp đồng lao động,kế cả công ty Nhà nước, thậm chí cả các quan Nhà nước cũng không đóng BHXH cho lao động hợp đồng. Đó là vi phạm Luật Lao động. Thể hiện rõ nhất trên báo chí hàng nghìn giáo viên ở các tỉnh bị sa thải nhưng hàng chục năm không được đóng BHXH? và có lẽ còn hàng triệu lao động ở các công ty Nhà nước có, tư nhân có không đóng BHXH cho đối tượng hợp đồng, cứ hợp đồng ngắn hạn hàng chục năm trời. Các lao động ở tuyến huyện của Vietel có vài chú song chỉ khoảng 1/3 có đóng BHXH.Tương tự nhiều công ty cũng vây. Hỏi cơ quan nào quản lí. BHXH không quản lí được đổ lên dân à. Chuyên thường xảy ra khi không quản lý được.

    yentheha -
    Fatal error: Uncaught Error: Call to undefined function ereg_replace() in /home/www/baolongan/frontends2/application/modules/default/models/Common.php:140 Stack trace: #0 /home/www/baolongan/frontends2/application/modules/default/views/scripts/cate/box_comment.phtml(22): Default_Model_Common::getPeriod('21-09-2016 21:4...', 'vi') #1 /home/www/baolongan/library/Zend/View.php(108): include('/home/www/baolo...') #2 /home/www/baolongan/library/Zend/View/Abstract.php(888): Zend_View->_run('/home/www/baolo...') #3 /home/www/baolongan/frontends2/application/modules/default/views/scripts/cate/detail.phtml(1304): Zend_View_Abstract->render(NULL) #4 /home/www/baolongan/library/Zend/View.php(108): include('/home/www/baolo...') #5 /home/www/baolongan/library/Zend/View/Abstract.php(888): Zend_View->_run('/home/www/baolo...') #6 /home/www/baolongan/library/Zend/Controller/Action/Helper/ViewRenderer.php(897): Zend_View_Abstract->render(NULL) #7 /home/www/baolongan/library/Zend/Controller/Action/Helper/ViewRenderer.php(918): Zend_Control in /home/www/baolongan/frontends2/application/modules/default/models/Common.php on line 140