Tặng quà cho học sinh
Một bộ phận giới trẻ không ngoan
Xác định xây dựng nông thôn mới (XDNTM) là phấn đấu làm thay đổi diện mạo vùng nông thôn, làm cho đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Với ý nghĩa thiết thực đó, thời gian qua, các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị-xã hội từ Trung ương đến địa phương trong toàn quốc tiếp tục đẩy mạnh, chú trọng triển khai thực hiện các tiêu chí XDNTM. Trong đó có sự chung tay góp sức của Ban Công tác Xã hội Đạo làm con (Trung tâm Văn hóa và Truyền thông UNESCO Việt Nam).
Tuyên truyền, phổ biến các quy định về an toàn giao thông
Hiện nay, khi cuộc sống về vật chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng cao và đầy đủ hơn, nhưng đâu đó trong xã hội vẫn tồn tại thực trạng là một bộ phận không nhỏ giới trẻ có lối sống buông thả, đua đòi, không coi trọng các giá trị đạo đức. Theo đó, họ sống ỷ lại, không quan tâm đến những người xung quanh, thiếu ý thức rèn luyện bản thân và đôi khi còn dẫn đến nhiều chuyện đau lòng như: Con cái bất kính, hành hạ ông bà, cha mẹ; học sinh đánh thầy cô, bạn bè, trộm cắp, cướp giật; thậm chí là giết người ở tuổi vị thành niên… Từ thực tế đó, Dự án Giáo dục “Đạo làm con” năm 2015, do Ban Công tác Xã hội Đạo làm con triển khai là một hoạt động xã hội thực sự có ý nghĩa, thiết thực nhằm bồi dưỡng, rèn luyện nhân cách sống cho giới trẻ.
Giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ
Đạo đức là gốc của con người
Như chúng ta đã biết, để chuẩn bị hành trang vào đời, các bạn trẻ không chỉ cần vốn kiến thức học được ở Dự án giáo dục “đạo làm con"góp phần xây dựng nông thôn mớitrường mà phải thường xuyên trau dồi đạo đức, lối sống, hay nói đúng hơn “Trước khi thành tài, thì phải thành nhân”. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Có tài mà không có đức thì là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Không chỉ có Bác Hồ coi trọng vấn đề đạo đức, mà truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời đã truyền dạy “Công tổ phụ cao sơn đại hải. Nghĩa tử tôn báo đáp đền ơn”. Nghĩa là bổn phận làm con phải biết hiếu thảo, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ. Những phẩm chất đạo đức tốt đẹp ấy là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tương lai, sự thành đạt của mỗi con người.
Bằng những hành động và việc làm cụ thể, phù hợp với từng đối tượng, Dự án Giáo dục “Đạo làm con” với mục tiêu hướng tới là tiếp tục bồi dưỡng lý tưởng sống đẹp; giáo dục, rèn luyện cho tuổi trẻ tinh thần, thái độ sống tích cực, có lòng tự trọng, yêu nước nồng nàn; hiếu hạnh với ông bà, cha mẹ và đức độ với mọi người xung quanh. Trong các năm qua, dự án được hình thành và phát triển, đồng thời được triển khai thực hiện trên phạm vi toàn quốc, trong đó có: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, TP.HCM, Lâm Đồng, Đồng Nai, Thanh Hóa,… Hiện Ban Công tác chính thức có khoảng 50 thành viên, tình nguyện viên và hơn 400 cộng tác viên là công chức, viên chức về hưu; các giáo viên, thanh niên trẻ; hội viên phụ nữ, nông dân, người cao tuổi;…
Dự kiến đến cuối năm 2015, dự án sẽ tổ chức 30 lớp học “Đạo làm con” tại 30 tỉnh thành trên cả nước, với số lượng từ 3.000 đến 5.000 em thiếu niên, nhi đồng tham gia; tổ chức ít nhất 2 cuộc thi viết với chủ đề “Nhớ về cội nguồn, nghĩ về trách nhiệm”; 5 cuộc thi kể chuyện về quê hương đất nước; trao ít nhất 100 suất học bổng “Ươm mầm trí tuệ”- Học bổng Trần Nhân Tông và hàng ngàn phần thưởng cho học sinh có thành tích tốt trong học tập và ngoan ngoãn, hiếu thảo, ưu tiên cho học sinh nghèo vượt khó, học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới,…
Những hoạt động mà Dự án giáo dục “Đạo làm con” năm 2015, của Ban Công tác xã hội Đạo làm con triển khai không chỉ góp phần giáo dục đạo đức, lối sống tốt đẹp cho trẻ em ngay từ nhỏ, qua đó còn chung tay, góp sức cùng các địa phương xây dựng một nông thôn mới thực sự văn minh, hiện đại và phát triển bền vững./.
Ban công tác Xã hội Đạo làm con
(Trung tâm Văn hóa và Truyền thông Unesco Việt Nam)