Thả thuyền giấy cúng Việc lề ngày đầu năm
Cúng Việc lề là tục có truyền thống khoảng 300 năm của người dân Long An, với ý nghĩa tưởng nhớ cha ông thời vào miền Nam khai hoang, lập nghiệp.
Phóng viên ghi nhận một số hình ảnh cúng Việc lề tại xã Bình Hiệp, thị xã Kiến Tường:
Buổi cúng Việc lề tại gia đình ông Dương Văn Công, có truyền thống cúng vào mùng 4 tết, những dòng họ khác sẽ thực hiện vào những ngày khác trong tháng Giêng âm lịch
Thuyền giấy được làm từ tre, thân cây chuối được dán giấy nhiều màu, trên thuyền có hình nhân tượng trưng cho ông bà, tổ tiên xa xưa.
Sau khi thuyền hoàn thành, các vật phẩm truyền thống như cá lóc nướng, cháo, gạo, muối, củi sẽ được bày lên thuyền.
Chủ lễ thực hiện nghi thức “điểm nhãn”, dùng nhang đang cháy châm vào phần mắt của hình nhân, với ý nghĩa chiếc thuyền sẽ tìm thấy hành trình thuận lợi
Theo phong tục, vì đây là lễ tiễn ông bà quá cố, nên người trong dòng họ không được thả thuyền, mà phải nhờ một người khác. Quá trình mang thuyền đi thả, người mang không được quay đầu về phía sau hoặc dừng lại, vì sẽ tượng trưng cho điềm gở.
Tùy theo dòng họ, thuyền sẽ được đặt trên bờ, những chỗ có ngã ba, tư hoặc thả xuống sông. Thuyền trôi xuôi theo dòng nước sẽ mang đến ý nghĩa một năm “thuận buồm xuôi gió”.
Tục cúng Việc lề có mặt tại nhiều địa phương ở Long An, với lịch sử khoảng 300 năm. Tục lệ này hiện được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia./.
Nguyệt Nhi
- Tâm huyết trên từng thớ gỗ (25/11)
- Các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đồng loạt miễn, giảm giá vào cổng trong Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch (25/11)
- Liệt sĩ Nguyễn Văn Bộ - Một cuộc đời trọn vẹn vì cách mạng (25/11)
- Về Long An thưởng thức các loại đặc sản (25/11)
- Xây dựng hình ảnh 'Du lịch Long An an toàn, hấp dẫn' (25/11)
- Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo (24/11)
- Kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh (24/11)
- Quê hương tựa khúc dân ca (24/11)
- anphaboat.com Mua Bán Ký Gửi Tàu Thuyền