Việc cung cấp dinh dưỡng một cách đầy đủ và phù hợp cho cây sầu riêng trong thời kỳ mang trái có ý nghĩa rất quan trọng
Thông thường, cây sầu riêng từ 5 năm tuổi trở đi, tùy theo giống và tình trạng sức khỏe của cây là đã có thể cho trái. Nếu như để ra hoa tự nhiên thì cây sẽ cho trái thành nhiều đợt, kích cỡ không đồng đều và chất lượng trái không bảo đảm. Do vậy, nhà vườn thường áp dụng biện pháp xử lý ra hoa để cây cho trái đồng loạt.
Công ty An Nông có sản phẩm Annong GROW Hoa đồng loạt. Thành phần là Thiourea 98% ức chế Gibberelin chồi ngọn, kích thích thành lập nụ hoa và cho ra hoa đồng loạt
Liều dùng 30-40g/bình 8 lít phun đều lên thân và lá.
Sau khi sầu riêng ra hoa và đậu trái, cây bắt đầu chuyển sang giai đoạn nuôi trái. Giai đoạn này diễn ra từ lúc trái còn non đến chín, trong khoảng thời gian gần 4 tháng. Đây là thời kỳ rất quan trọng, quyết định năng suất và chất lượng của các vườn sầu riêng trong mỗi vụ. Nếu không có kỹ thuật chăm sóc tốt, cung cấp dinh dưỡng và nguồn nước,… không đầy đủ thì cây sầu riêng sẽ bị hiện tượng rụng trái non, giảm năng suất. Do vậy, việc cung cấp dinh dưỡng một cách đầy đủ và phù hợp cho cây sầu riêng trong thời kỳ mang trái có ý nghĩa rất quan trọng.
Việc bón phân cho cây sầu riêng trong thời kỳ mang trái không được tùy tiện, mà phải tuân thủ theo 3 giai đoạn sinh trưởng cơ bản của trái:
* Trước tiên là cung cấp phân NPK (15-15-15) và Master 20-20-20 khi trái sầu riêng bằng quả cam, tức sau khi xả nhị từ 30 - 40 ngày, để giúp tăng độ phì của trái .
Trong suốt thời kỳ phát triển của trái có rất nhiều yếu tố tác động vào, có khả năng làm rối loạn sinh lý của trái, làm cho trái bị sượng. Sở dĩ trái sầu riêng bị sượng là do trong thời kỳ cây nuôi trái, nhà vườn đã bón thừa phân đạm, kích thích cây ra lá non, gây nên sự cạnh tranh dinh dưỡng làm cho trái phát triển kém. Ngoài ra, cũng có trường hợp do cung cấp dinh dưỡng cho cây không cân đối, thiếu Calci và Magesium, hoặc do sâu bệnh hại cũng có thể làm cho trái bị sượng, phẩm chất kém.
Để khắc phục hiện tượng sầu riêng bị sượng trái, yêu cầu quan trọng đầu tiên là phải chăm sóc cho cây thật khỏe mạnh. Kế tiếp là trong giai đoạn cây mang trái phải bón phân, tưới nước đầy đủ, đồng thời phòng trừ sâu bệnh hại tốt. Về hiện tượng trái sầu riêng bị sượng thường xảy ra vào khoảng 12 tuần sau khi đậu trái. Vì vậy, khi cây đậu trái được 20 ngày, cần bón phân và tưới nước đầy đủ để cây có đủ dinh dưỡng nuôi trái. Không nên sử dụng chất kích thích sinh trưởng, mà chỉ có thể sử dụng các sản phẩm có chứa Calcii (dùng Hightcanxi hoặc Annonggrow canxi cao) và magesium (dùng Maxprophos hoặc Newzophos)
Trước tiên, sử dụng phân bón lá AnnongGrow Kali CAO của Tập đoàn An Nông (K2O = 30%, Zn = 200ppm, Cu = 80ppm, Fe = 100ppm, Bo = và Acid Fulvic = 5%) có hàm lượng Kali cao để hạn chế cây sầu riêng phát triển đọt non, Ca: 250ppm) giúp cây cứng cáp, tăng cường chất lượng trái, phòng ngừa cây bị đổ ngã trong mùa mưa bão.
Liều lượng: 0,5 – 1 lít/ha.
Cách dùng: Pha 25 – 50ml phân bón trong bình 25 lít nước. Phun ướt đều tán lá.
Nên tỉa bỏ bớt trái nhỏ, trái bị dị dạng hoặc những chùm trái quá nhiều. Lưu ý, trong giai đoạn trái phát triển, không bón thừa phân đạm, nên bón đủ Kali để làm cho cơm trái có màu vàng đậm và có vị ngọt hơn.
* Bước sang giai đoạn trái khoảng 60 ngày tuổi, tiếp tục bón phân NPK (10-12-17) để tạo bộ khung và màu xanh đặc trưng cho trái.
Tiếp theo, để có được trái to, thơm ngon, màu sắc đẹp, nhà vườn nên bổ sung phân bón lá AnnongGrow Đẹp và Bóng trái của Tập đoàn An Nông (N = 6%, CaO = 10%, Mg = 2%, Bo = 1%) để giúp trái sầu riêng có trái to, thơm ngon, màu sắc đẹp. Đặc biệt là Calci, Mg và Bo không làm sượng múi hay đen múi.
Liều lượng: 0,5 – 1 lít/ha.
Cách dùng: Pha 25 – 50ml phân bón trong bình 25 lít nước. Phun ướt đều tán lá.
* Đến giai đoạn trái khoảng 90 ngày tuổi, lúc này, trái có trọng lượng từ 1,5 - 2kg thì chỉ bón Kali, để giúp trái sầu riêng chuyển hóa nhanh lượng tinh bột, làm tăng phẩm chất của trái cũng như màu sắc vỏ trái bóng đẹp. Lưu ý, trong từng giai đoạn bón phân nên chia thành 2 lần bón để giúp cây hấp thu tốt hơn, giảm sự hao phí phân bón do bốc hơi, hoặc bị rửa trôi khi tưới nước.
Cây sầu riêng lúc mang trái rất cần nước. Do vậy, sau khi cây xả nhị nhất thiết phải theo dõi độ ẩm của đất để cung cấp nước tưới kịp thời. Nếu cây thiếu nước trong giai đoạn này sẽ dễ gây ra hiện tượng rụng trái. Ngược lại, lúc cây đang bị thiếu nước mà cung cấp quá nhiều nước trở lại dễ làm cho cây bị “sốc” và rụng trái. Do đó, cách tốt nhất là phải luôn giữ cho mặt đất có độ ẩm thích hợp, nhất là từ khi trái bằng quả trứng đến khi trái già phải bảo đảm cung cấp nước cho cây đủ lượng cần thiết.
Sau giai đoạn trái tăng trưởng là giai đoạn trái ổn định và chín. Lúc này, trái tích lũy tinh bột và ổn định chất lượng. Ngoài việc bón phân NPK thì việc cung cấp thêm các nguyên tố trung vi lượng là rất cần thiết, nhằm giúp cho bộ lá của cây quang hợp tốt hơn. Nên cung cấp các dưỡng chất cân đối với hàm lượng Kali cao để giúp cây vận chuyển các chất dinh dưỡng cần thiết từ lá về nuôi trái, làm cho phẩm chất trái tốt hơn.
Bên cạnh việc chăm sóc bón phân, nhà vườn cũng cần lưu ý đến các đối tượng dịch hại quan trọng như sâu đục trái, rệp sáp, bệnh xì mủ trái, bệnh thán thư, thối trái,…. Đây là những sâu bệnh hại thường xuất hiện phổ biến và làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và phẩm chất trái sầu riêng, cần phải theo dõi, phát hiện để có biện pháp phòng trị kịp thời, tránh để lây lan và gây hại nặng.
Nói chung, để cây sầu riêng cho trái đạt năng suất và chất lượng cao, nhất là không bị sượng, nhà vườn cần phải có biện pháp quản lý và chăm sóc cây tốt trong thời gian cây mang trái như bón phân đúng lúc và đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Trong sử dụng các loại phân bón hóa học, cần nắm vững vai trò của từng thành phần dinh dưỡng và tình trạng phát triển qua từng giai đoạn của cây sầu riêng, để bón sao cho cân đối đạm, lân và Kali, cùng với các khoáng chất trung, vi lượng cần thiết khác, phù hợp với từng thời điểm cụ thể.
Vấn đề cung cấp phân bón và các dưỡng chất để tăng năng suất và chất lượng của trái sầu riêng là điều có ý nghĩa rất quan trọng. Tuy nhiên, nhà vườn cũng không được xem thường các biện pháp về kỹ thuật canh tác như việc chăm sóc và quản lý nước tưới đúng cách, tích cực ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và phòng trừ tốt các đối tượng dịch hại, nhằm giúp cho cây phát triển tốt và an toàn.
Tập đoàn An Nông có các thuốc phòng và trị sâu, bệnh trên sầu riêng như sau:
1. Rầy phấn (Bemisia tabaci):
- Tên thuốc: AMETIN Annong 1.8EC; 3.6EC; 5.5EC: Đây là thuốc sâu sinh học, an toàn khi sử dụng trên cây ăn trái, diệt trừ tốt rầy phấn.
- Hoạt chất: Abamectin
- Liều lượng: 0,05 – 0,1%
- Cách dùng: Pha 10 – 20ml thuốc trong bình 20 lít nước (hay 100 – 200ml cho 1 phuy 200 lít nước). Phun ướt đều tán lá.
2. Nhóm nhện (Bao gồm Nhện trắng, nhện vàng và Nhện đỏ):
- Tên thuốc: A-Zannong 0.3EC; 0.6EC; 0.9EC: Đây là thuốc trừ sâu gốc thảo mộc (chiết xuất từ cây Neem), an toàn khi sử dụng trên cây ăn trái, diệt trừ tốt nhện đỏ.
- Hoạt chất: Azadirachtin
- Liều lượng: 0,05 – 0,1%
- Cách dùng: pha 10 – 20ml thuốc trong bình 20 lít nước (hay 100 – 200ml cho 1 phuy 200 lít nước). Phun ướt đều tán lá.
3. Sâu đục thân, đục cành (Họ: Cerambycidae):
- Tên thuốc: Anrogen 0.3G; 10.8G; 800WG: Thuốc có tính lưu dẫn mạnh, diệt tốt sâu đục thân, đục cành nhưng nên sử dụng khi cây chưa có trái để bảo đảm về thời gian cách ly.
- Hoạt chất: Fipronil
- Liều lượng: 10 – 15 gram thuốc cho 1 gốc sầu riêng.
- Cách dùng: xới đất xung quanh gốc với bán kính khoảng 0,5 mét, rải đều thuốc rồi tưới nước vừa đủ ướt.
4. Sâu ăn bông (Bộ Lepidoptera, Họ: Limantridae):
- Tên thuốc: EMETINannong 1.9EC; 3.8EC; 5.7EC; 7.6EC; 108WG: Đây là thuốc sâu sinh học, an toàn khi sử dụng trên cây ăn trái, diệt trừ tốt sâu ăn bông.
- Hoạt chất: Emamectin benzoate
- Liều lượng: 0,05 – 0,1%
- Cách dùng: Pha 10 – 20ml thuốc trong bình 20 lít nước (hay 100 – 200ml cho 1 phuy 200 lít nước). Phun ướt đều tán lá.
5. Sâu đục trái:
- Tên thuốc: A-Zannong 0.3EC; 0.6EC; 0.9EC: Đây là thuốc trừ sâu gốc thảo mộc (chiết xuất từ cây Neem), an toàn khi sử dụng trên cây ăn trái, diệt trừ tốt sâu đục trái, thời gian cách ly rất ngắn (3 ngày).
- Hoạt chất: Azadirachtin.
- Liều lượng: 0,05 – 0,1%
- Cách dùng: Pha 10 – 20ml thuốc trong bình 20 lít nước (hay 100 – 200ml cho 1 phuy 200 lít nước). Phun ướt đều tán lá.
6. Bệnh xì mủ thân và thôi rễ: Do nấm Phytophthora spp. hay Fusarium sp.
- Tên thuốc: ANLIEN-annong 800WG
- Hoạt chất: Fosetyl-aluminium
- Liều lượng: 1 – 2%
- Cách dùng: Pha 200 – 400 gram thuốc trong bình 20 lít nước (hay 2 – 4kg cho 1 phuy 200 lít nước). Quét ướt đều thân cây.
7. Bệnh thán thư (Colletotrichum gloeosporioides):
- Tên thuốc: Annongvin 100SC; 200SC
- Hoạt chất: Hexaconazole
- Liều lượng: 0,05 – 0,1%
- Cách dùng: Pha 10 – 20ml thuốc trong bình 20 lít nước (hay 100 – 200ml cho 1 phuy 200 lít nước). Phun ướt đều tán lá.
Vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp các thắc mắc về vấn đề bảo vệ và chăm sóc cây trồng:
Email: annongvn@gmail.com
Facebook: Bích thuy an nong
Website: anong.com.vn
Ban tư vấn kỹ thuật: Tiến sĩ Hồ Minh Chiến - Doanh nhân, Kỹ sư Bích Thuỷ./.
Tiến sĩ Hồ Minh Chiến