Tiếng Việt | English

08/06/2015 - 08:00

Nén hương đêm giao thừa của nhà văn Trần Văn Tuấn

“Mỗi dịp tết cổ truyền, trong đêm giao thừa, tôi đều có một nén nhang tưởng nhớ những đồng đội thời chiến tranh đã hy sinh. Càng ngày càng lớn tuổi, tôi càng nhớ tới họ nhiều hơn”. Đó là tâm sự của nhà văn trần văn tuấn, một trong số ít những tác giả ở nam bộ đã nhận giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2012.

Đã có hơn 20 tiểu thuyết được xuất bản, trung bình 3 năm viết 2 tiểu thuyết, mà đỉnh cao là Rừng thiêng nước trong, đưa nhà văn Trần Văn Tuấn trở thành một trong những cây bút sung sức nhất của nền tiểu thuyết đương đại Việt Nam. Riêng tiểu thuyết Rừng thiêng nước trong xuất bản năm 2004, được trao Giải A Cuộc thi Tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam, Giải B Giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng 5 năm, Giải thưởng Văn học ASEAN, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2012.

Thật hiếm có tác phẩm văn học nào nhận được nhiều giải thưởng như Rừng thiêng nước trong. Đây là tiểu thuyết đầu tiên ở nước ta viết về một đơn vị hậu cần trong chiến tranh chống Mỹ, lấy bối cảnh vùng ven đô Sài Gòn vào thời điểm ác liệt nhất, sau đợt 2 cuộc tổng tấn công và nổi dậy Mậu Thân 1968. Khi đặt số phận người lính trong bối cảnh chiến tranh ác liệt ấy, nhà văn Trần Văn Tuấn đã dựng lên những nhân vật với những tên gọi gần gũi như: Hai Lu, Hai Bé, Tư Túi, Năm Hường, Sáu Đặng,… thật bình thường mà phi thường trong mỗi ứng xử, hành động.

Giữa ranh giới gian khổ và phù hoa, cái chết và sự sống, những ... Là em đấy! một loài hoa cỏ dại Anh còn yêu hay năm tháng nhạt nhòa? Là em đấy của ngày xa xưa đó Thuở học trò thời áo trắng tinh khôi. Và anh của em - người chiến sĩ tuyệt vời Làm nhiệm vụ nơi vùng miền biên giới Chiến trường K đã một thời vang dội Đất bạn quân hành in dấu anh qua Tình yêu nào đã chắp cánh đôi ta Những cánh thư đi và về trong mưa bão Con tem nhỏ gắn liền bao điều ước Cho chúng mình năm tháng vẫn bên nhau Mặc thời gian, mặc vất vả gian lao Ta vẫn sống êm đềm như thế đó Rồi một ngày lời yêu ai đã ngỏ Em ngập ngừng bối rối... nhìn trời xa Hạnh phúc ngập tràn phút chốc thoáng qua Khoảng cách quá xa đã chia lìa đôi lứa Em lặng sầu ôm tình yêu vỡ nát Nén hương đêm giao thừacủa nhà văn Trần Văn Tuấn người lính đã đặt lòng tự trọng, danh dự lên hàng đầu. Danh dự của bản thân. Danh dự của lý tưởng mà họ theo đuổi.

Có thể nói, tiểu thuyết Rừng thiêng nước trong là tác phẩm đỉnh cao của chính Trần Văn Tuấn trong số hơn 30 đứa con tinh thần của ông, cả tiểu thuyết lẫn tập truyện ngắn. Ngoài Rừng thiêng nước trong, ông còn có những cuốn tiểu thuyết từng được dư luận chú ý: Từ một chuyến tàu, Ngõ hẻm bên cầu, Người đàn bà bị săn đuổi, Kẻ lang thang, Ngày thứ bảy u ám, Hai lần đổi tên,… Trong số đó, tiểu thuyết đầu tay của ông là Từ một chuyến tàu xuất bản năm 1984, ngay lập tức được Đài Truyền hình Việt Nam chuyển thể, dựng thành phim và trình chiếu năm 1986. Nội dung tiểu thuyết là câu chuyện về một người lính sau ngày giải phóng miền Nam đã vượt qua nhiều khó khăn để nuôi dưỡng một đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi trên tàu, thật thân ái và cảm động.

Sự nghiệp văn chương của nhà văn Trần Văn Tuấn không chỉ có tiểu thuyết mà còn hàng chục tập truyện ngắn. Khi truyện ngắn đầu tay của ông là Người có trái tim bên phải vừa xuất hiện đầu thập niên 1980, đã nhanh chóng được chuyển thể và dựng thành phim màn ảnh rộng lấy tên Tình yêu và khoảng cách, do đạo diễn Đức Hoàn thực hiện. Câu chuyện xoay quanh cuộc sống của một chiến sĩ quân giải phóng, khi đất nước thống nhất vẫn phải tiếp tục chấp nhận hy sinh quyền lợi cá nhân để mang lại hạnh phúc cho người khác. Một hình ảnh tiêu biểu cho nhân cách người lính thời bình.Thế mạnh của một người lính bước ra từ chiến trường và một nhà báo năng động giúp cho Trần Văn Tuấn nắm bắt nhanh thời sự và chuyển tải vào hàng loạt truyện ngắn khác của mình. Chẳng hạn 6 năm 3 tháng 2 ngày, đoạt giải nhì cuộc thi truyện ngắn Báo Văn nghệ năm 1984, nói về những con người chân chính dám đứng ra bảo vệ lẽ phải, sự công bằng trong một xí nghiệp, được chuyển thành kịch nói Ngày ấy - hôm nay do nghệ sĩ Công Thành đạo diễn. Nhiều truyện ngắn khác của Trần Văn Tuấn cũng đáng chú ý như: Bằng lăng, Không thể rẽ trái, Hai người đàn bà và một đứa con, Gia đình, Góa phụ áo đen, Người đàn bà hát trong mưa, Họ là ba người, Nhà hai tầng,…

Mùa xuân Quý Tỵ - 2013, nhà văn Trần Văn Tuấn bước vào tuổi 65. Thuộc thế hệ trưởng thành từ cuối chiến tranh chống Mỹ, ông cùng những nhà văn đồng lứa như Văn Lê, Nguyễn Khắc Trường, Trung Trung Đỉnh, Lê Minh Khuê, Thái Bá Lợi, Khuất Quang Thụy,… tiếp tục có những đóng góp mới cho văn xuôi Việt Nam, đặc biệt là thể loại tiểu thuyết. “Thế hệ chúng tôi đã trải qua những khốc liệt, bi tráng của chiến tranh nên đến với văn chương một cách tự nhiên, hồn hậu. Chúng tôi viết theo yêu cầu và cũng là nhu cầu tự nhiên của cuộc sống. Do vậy, theo tôi, một đặc trưng dễ nhận thấy ở thế hệ này là sự chân thực và đôn hậu. Văn học chân thực từ cuộc sống vừa là phong cách và cũng là đóng góp của thế hệ chúng tôi”. Nhà văn Trần Văn Tuấn còn thổ lộ: “Mỗi dịp Tết cổ truyền, trong đêm giao thừa, tôi đều có một nén nhang tưởng nhớ những đồng đội thời chiến tranh đã hy sinh. Càng ngày càng lớn tuổi, tôi càng nhớ tới họ nhiều hơn”.

PHAN TẤN HÙNG

 

Chia sẻ bài viết