Thường trực HĐND tỉnh thực hiện giám sát chuyên đề việc chấp hành pháp luật trong công tác xét xử các vụ án dân sự
Hoạt động giám sát có nhiều đổi mới
Tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, riêng năm 2022, Thường trực và các Ban của HĐND huyện tổ chức 7 cuộc GS tập trung chủ yếu trên các lĩnh vực đại biểu, cử tri quan tâm, bảo đảm toàn diện trên các lĩnh vực KT-XH như công tác quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng, môi trường, đơn, thư khiếu tại, tố cáo, việc thực hiện công trình trọng điểm. Hình thức và phương pháp GS từng bước được đổi mới từ khâu xây dựng chương trình, kế hoạch, triển khai, thực hiện GS, kết luận GS và kiến nghị. Việc GS được thực hiện đồng bộ kết hợp giữa báo cáo, khảo sát thực tế, nắm tình hình qua các đợt tiếp xúc cử tri và nhiều kênh thông tin khác nhằm thu thập thông tin một cách toàn diện, khách quan. Qua đó, kịp thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế, vướng mắc để khắc phục, kiến nghị những giải pháp phù hợp tháo gỡ khó khăn và phục vụ việc quyết định những nội dung quan trọng trong các kỳ họp HĐND huyện.
Còn tại huyện Châu Thành, trong hoạt động GS, GS chuyên đề, việc lựa chọn nội dung và mục đích GS được xác định là khâu đầu tiên trong toàn bộ tiến trình GS, giữ vai trò rất quan trọng. Vì vậy, ngay từ kỳ họp giữa năm trước, việc lựa chọn nội dung GS được HĐND huyện thảo luận, bàn bạc trước khi đưa vào nghị quyết chương trình GS năm sau, trong đó, chú trọng vào các vấn đề “nóng” được cử tri và dư luận quan tâm.
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh - Mai Văn Nhiều khẳng định, qua theo dõi kết quả hoạt động, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, HĐND các huyện, thị xã, thành phố đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với sự đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động HĐND nói chung, trong đó, có hoạt động GS nói riêng. Nội dung GS có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các vấn đề lớn về phát triển KT-XH, thực thi pháp luật; các vấn đề bức xúc, phát sinh mà dư luận xã hội và đại biểu HĐND quan tâm. Trong đó, hình thức GS đa dạng như GS tại kỳ họp, GS thường xuyên giữa 2 kỳ họp, GS theo chuyên đề; các hoạt động chất vấn, giải trình. Cách thức tiến hành hoạt động GS không ngừng được đổi mới, cải tiến. Với những kết quả hoạt động GS của cơ quan dân cử đóng góp tích cực trong giải quyết các vấn đề bức xúc, nổi cộm tại địa phương.
UBND tỉnh khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác HĐND
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh - Mai Văn Nhiều cũng cho rằng, bên cạnh kết quả đã đạt, hoạt động giám sát của cơ quan dân cử hiện còn những khó khăn, hạn chế nhất định như hiệu quả hoạt động GS chuyên đề có mặt chưa cao; việc thu thập, nắm bắt thông tin để làm căn cứ GS, đặt vấn đề với các ngành chức năng chưa đi vào chiều sâu, chưa được thực hiện một cách bài bản, có hệ thống. Hoạt động chất vấn, giải trình có lúc chưa thật sự sôi nổi, hiệu quả; một số tổ đại biểu HĐND chưa quan tâm tổ chức khảo sát, GS các vấn đề cử tri bức xúc tại địa bàn ứng cử. Ngoài ra, việc theo dõi, đôn đốc, tái GS các cơ quan chức năng thực hiện các nghị quyết, kết luận, kiến nghị qua GS có lúc chưa thường xuyên, chặt chẽ.
Phải "bắt mạch" trúng vấn đề được dư luận, cử tri quan tâm
Tại huyện Cần Đước, những năm qua, hoạt động GS của HĐND huyện có nhiều đổi mới, nhất là về thực hiện quy trình GS chuyên đề. Thông tin từ HĐND huyện Cần Đước, trước hết, GS phải có thông tin, việc thu thập thông tin rất quan trọng. Thông tin phải được tiếp cận từ nhiều phía, nhất là từ cử tri, trên cơ sở đó đánh giá một cách toàn diện trước khi thực hiện GS. Trong thực hiện GS cần xác định được nội dung trọng tâm. Nếu không chọn được nội dung trọng tâm mà dàn trải thì chắc chắn hiệu quả cuộc GS không đạt yêu cầu, chỉ thực hiện “cho có” để hoàn thành nhiệm vụ giám sát 2 lần/năm. Nội dung GS phải lựa chọn những vấn đề mà đa số cử tri quan tâm hoặc những vấn đề bức xúc, kéo dài chưa được giải quyết và phải trả lời được các câu hỏi: Đã làm gì? Chưa làm gì? Tại sao? Ai chịu trách nhiệm? Đặc biệt cần tránh việc xem GS là kiểm tra bởi dễ dẫn tới chồng chéo chức năng của các cơ quan và giảm thẩm quyền, trách nhiệm, mục đích của cuộc GS.
Theo Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh - Mai Văn Nhiều, từ kinh nghiệm thực tế, việc chọn nội dung GS chuyên đề của HĐND rất quan trọng. Nội dung GS chuyên đề phải “bắt mạch” trúng vào các vấn đề quan trọng, bức xúc, được dư luận xã hội, cử tri, đại biểu HĐND quan tâm. Trong đó, cần lấy ý kiến đề xuất chuyên đề GS từ chính các đại biểu HĐND, từ Ban Thường trực UBMTTQ và từ chính ý kiến, kiến nghị của cử tri. Trên cơ sở này lựa chọn chuyên đề GS phù hợp để tổ chức GS. Việc lựa chọn nội dung cũng cần lưu ý phải có sự phối hợp giữa HĐND với UBMTTQ cùng cấp để tránh trùng lặp nội dung, đối tượng, gây lãng phí nguồn lực và phiền hà cho đối tượng GS.
Ông cũng cho rằng, để đổi mới và nâng chất lượng hoạt động GS, HĐND các cấp cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Luật Hoạt động GS của Quốc hội và HĐND; triển khai, thực hiện đầy đủ, chặt chẽ, hiệu quả Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về hướng dẫn hoạt động GS của HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND, tổ đại biểu và đại biểu HĐND. Đặc biệt, trong GS cần phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm đối với 5 chủ thể GS, bảo đảm kế hoạch GS thống nhất, đồng bộ, nâng dần cấp độ từ GS của đại biểu HĐND, tổ đại biểu HĐND tỉnh đến GS của Ban HĐND, Thường trực HĐND, HĐND; tổ chức thực hiện nhuần nhuyễn các hình thức GS bao gồm GS thường xuyên, GS chuyên đề, GS tại kỳ họp, chất vấn, giải trình để giải quyết vấn đề qua GS một cách tuần tự, khép kín, triệt để, đi đến kết quả sau cùng.
“HĐND các cấp không chỉ bó hẹp trong GS chuyên đề theo chương trình, kế hoạch mà phải chú trọng lắng nghe thêm thực tiễn để kịp thời GS, có kiến nghị đối với những vấn đề bức xúc mà dư luận xã hội, cử tri và đại biểu HĐND quan tâm. Đồng thời, HĐND các cấp cần tiếp tục đổi mới phương thức GS theo hướng kết hợp GS các nội dung chung với các vụ việc cụ thể, kết hợp nghe báo cáo của đơn vị chịu sự GS với thu thập thông tin, khảo sát nắm tình hình thực tế; kết hợp giữa GS tại chỗ với khảo sát các đối tượng chịu sự tác động để lắng nghe ý kiến, quan điểm được khách quan, toàn diện và đầy đủ. Khi hoạt động GS đạt chất lượng, hiệu quả sẽ thể hiện tinh thần hành động, nhanh nhạy và khẳng định tiếng nói mạnh mẽ của cơ quan dân cử địa phương trong góp phần giải quyết các vấn đề phát triển KT-XH, bảo đảm dân sinh, xứng đáng với vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân” - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh - Mai Văn Nhiều cho biết./.
Xem xét quyết định nhiều nội dung quan trọng tại kỳ họp chuyên đề
Theo kế hoạch của HĐND tỉnh, Kỳ họp thứ 10 (kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ diễn ra vào ngày 30/5/2023. Tại kỳ họp này, HĐND tỉnh sẽ xem xét thông qua nhiều nội dung quan trọng như quy định mức hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn năm 2021-2025; mức thu lệ phí khi thực hiện thủ tục hành chính áp dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; phân bổ, bổ sung kế hoạch vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách Trung ương và điều chỉnh phân bổ vốn giai đoạn 2021-2025 thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Thông qua danh mục dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sản xuất; dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa; thông qua bổ sung danh mục dự án cần thu hồi đất năm 2023 trên địa bàn tỉnh; điều chỉnh Nghị quyết số 110/NQ-HĐND, ngày 31/12/2019 của HĐND tỉnh về việc về đầu tư dự án đường Vành đai TP.Tân An và dự án cầu bắc qua sông Vàm Cỏ Tây; giao dự toán chi đầu tư phát triển thực hiện dự án Giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch để bố trí tái định cư Đường tỉnh 830E và phát triển khu đô thị; phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Giải phóng mặt bằng Đường tỉnh 823D và công tác nhân sự về việc miễn nhiệm, bầu bổ sung ủy viên UBND tỉnh.
|
Kiên Định