Cuối tuần khám phá phiên chợ nguyên sơ ở vùng cao Bắc Hà
Chợ Bắc Hà thuộc thị trấn Bắc Hà tỉnh Lào Cai. Chợ được họp vào Chủ nhật hàng tuần. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đây cũng là một trong số ít những chợ phiên vùng cao Tây Bắc còn giữ được những nét nguyên sơ trong văn hóa giao thương của đồng bào dân tộc Mông và Dao đỏ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chủ nhật nào cũng vậy, cứ sớm tinh mơ từng đoàn người lại kéo nhau về thị trấn Bắc Hà họp chợ. Đi chợ phiên đã trở thành một nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chợ Bắc Hà nằm ngay trung tâm thị trấn. Đây vốn là nơi trao đổi, mua bán của bà con dân tộc thiểu số, chủ yếu là người dân tộc Mông, Dao đỏ từ khắp các bản làng xung quanh kéo về. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Xôi ngũ sắc, một trong những đặc sản tại phiên chợ này mà mỗi du khách đến đây đều nên thưởng thức một lần. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Thắng cố cũng là món ăn đặc sắc ở chợ phiên vùng cao. Theo truyền thống, thịt nấu thắng cố là thịt ngựa, nhưng ngày nay có nhiều biến tấu với thịt trâu, thịt lợn. Khi ăn, chảo vẫn để trên bếp đun, ăn đến đâu múc ra bát đến đó. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Được nhiều người biết đến là chợ vùng cao lớn nhất Lào Cai, tụ tập nhiều thương lái ở các dân tộc xa gần về trao đổi, buôn bán nhưng Bắc Hà còn nức tiếng hơn bởi vẻ nguyên sơ, đậm chất dân tộc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ngày nay, chợ đã được xây mới trên nền bêtông, không còn trên một quả đồi thoai thoải nhưng giao thương vẫn giữ được nhiều nét truyền thống. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đến đây người ta có thể tìm thấy bất kỳ vật dụng nào cần thiết cho cuộc sống của người dân tộc từ cuốc, xẻng tới đồ thổ cẩm hay thậm chí là trâu ngựa, được phân chia khá rõ ràng thành các khu chợ nhỏ hơn để dễ tìm kiếm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lang thang trong chợ, không khó để bắt gặp các bà, các mẹ người dân tộc thiểu số đang lang thang mua và bán những món đồ thiết yếu sau một tuần mới họp chợ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chợ Bắc Hà là điểm đến của du khách trong và ngoài nước mỗi khi lên Lào Cai. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chợ phiên Bắc Hà phân khu nhiều nhất dành cho các sản vật thổ cẩm của chị em dân tộc vùng cao. Từ bên ngoài lối vào tụ tập nhiều sạp lớn nhỏ bán túi, ví, khăn thêu tay sặc sỡ. Vào sâu trong chợ, các hàng váy áo đủ sắc màu.
Trước đây, chợ Bắc Hà họp trên một quả đồi thoai thoải, sau này chợ được xây mới trên nền bêtông và được chia ra từng khu vực bán hàng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trong xu hướng thương mại hóa các chợ vùng cao hiện nay thì Bắc Hà là một trong những nơi hiếm hoi còn giữ được bản sắc dân tộc, nét riêng độc đáo của các phiên chợ xưa. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đến với phiên chợ này, người ta còn có thể tìm mua được cho mình một con trâu về để cày ruộng. Chợ trâu họp từ rất sớm, chỉ khoảng 6 giờ sáng là bãi thả trâu đã đông nghịt. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chợ phiên Bắc Hà mang đậm nét sinh hoạt cộng đồng của người dân tộc vùng cao Tây Bắc Việt Nam, lưu giữ những giá trị bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo không nơi nào có được. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Theo TTXVN
- Huyện Đức Hòa đoạt giải Nhất toàn đoàn Hội thi 'Giai điệu tuổi hồng' cấp tỉnh năm 2024 (14/12)
- Miền lau sậy trổ bông… (14/12)
- Long An quảng bá, xúc tiến du lịch tại tỉnh Lâm Đồng (14/12)
- Mãi ngời sáng ‘trang văn bia’ về Tiểu đoàn ba lần anh hùng (14/12)
- Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Tấn Hòa khảo sát dự án Di tích Đám lá tối trời (13/12)
- Góc ảnh 'Long An quê hương tôi': Sẵn sàng chiến đấu (13/12)
- Du lịch Tết 2025: Top điểm đến được du khách Việt yêu thích trong và ngoài nước (13/12)
- Ngày của Phở 12/12: Nhìn lại hành trình đưa Phở Việt Nam vươn tầm quốc tế (12/12)