Tiếng Việt | English

31/08/2019 - 07:08

80% số người xét nghiệm sau vụ cháy Nhà máy Rạng Đông là phóng viên

Thạc sỹ Nguyễn Trung Nguyên cho hay, sáng 30/8 có 10 phóng viên và 2 người dân đến Trung tâm khám sau vụ cháy tại nhà máy Rạng Đông.

Thạc sỹ Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai). (Ảnh: PV/Vietnam+) Chiều 30/8, Bệnh viện Bạch Mai tổ chức họp với sự có mặt của chuyên gia chống độc phân tích về những nguy cơ và nhiều vấn đề khi nhiều người dân lo ngại nguy cơ nhiễm độc thuỷ ngân sau vụ cháy tại nhà máy Rạng Đông.  Thạc sỹ Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cho hay sáng 30/8 có 10 phóng viên và 2 người dân đến Trung tâm khám sau vụ cháy tại Nhà máy Rạng Đông.  [Vụ cháy kho Rạng Đông: Thu hồi văn bản khuyến cáo người dân]  Qua khám ban đầu cho thấy, các bệnh nhân đến kiểm tra với triệu chứng đau đầu, chóng mặt, những triệu chứng khác không rõ ràng. Khám lâm sàng cho thấy, các trường hợp trên không có dấu hiệu đặc biệt.

Thạc sỹ Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai). (Ảnh: PV/Vietnam+)
Chiều 30/8, Bệnh viện Bạch Mai tổ chức họp với sự có mặt của chuyên gia chống độc phân tích về những nguy cơ và nhiều vấn đề khi nhiều người dân lo ngại nguy cơ nhiễm độc thuỷ ngân sau vụ cháy tại nhà máy Rạng Đông.

Thạc sỹ Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cho hay sáng 30/8 có 10 phóng viên và 2 người dân đến Trung tâm khám sau vụ cháy tại Nhà máy Rạng Đông.

Qua khám ban đầu cho thấy, các bệnh nhân đến kiểm tra với triệu chứng đau đầu, chóng mặt, những triệu chứng khác không rõ ràng. Khám lâm sàng cho thấy, các trường hợp trên không có dấu hiệu đặc biệt.

"Hiện kết quả xét nghiệm máu vẫn chưa có, khoảng trong đêm nay những kết quả xét nghiệm của 12 người trên mới có. Khi có các kết quả xét nghiệm chính xác, chúng tôi mới có những kết luận và khuyến cáo tiếp theo," bác sỹ Nguyên nhấn mạnh.

Bác sỹ Nguyên cho hay, những người có nguy cơ ngộ độc cần khám như lính cứu hoả, công nhân tiếp xúc gần ngay hiện trường hay những người tham gia vào công tác cứu nạn... Những người có nguy cơ cao nên đi kiểm tra là những ngươi tham gia trực tiếp cứu nạn, cứu hộ mà hít phải hơi nóng, hít phải khói. Những người có biểu hiện bất thường như khó chịu, khó thở, ho, tức ngực, đau bụng, nôn, tiêu chảy, choáng váng… cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra chẩn đoán, xét nghiệm.

Người ở khoảng cách xa không hít hơi nóng nguy cơ thấp hơn, không nhất thiết đi kiểm tra cùng lúc gây tốn kém, quá tải không cần thiết.

Theo bác sỹ Nguyên, một người nếu hít phải thuỷ ngân thường sau vài giờ có triệu chứng như đau bụng, choáng váng, tê chân tay, yếu, sốt, suy thận, tiểu ít dần. Đây là những dấu hiệu ngộ độc cấp tính… cần đến cơ sở y tế kiểm tra thận, phổi, gan, máu. Còn các trường hợp không có dấu hiệu đặc biệt người dân nên bình tĩnh, theo dõi.

Tại cơ sở y tế, bệnh nhân nếu được khẳng định ngộ độc thuỷ ngân bệnh nhân sẽ được giải độc bằng thuốc./.

Theo TTXVN

Chia sẻ bài viết


Liên kết hữu ích